Hotline : 0971696212
Trong các công trình xây dựng nhà dân dụng, Công trình công cộng, Biệt thự, văn phòng…Bậc tam cấp đóng vai trò không thể thiếu. Có nhiệm vụ giúp mọi người di chuyển lên xuống nhà thuận tiện hơn. Ngoài ra, bậc tam cấp cũng góp phần vào việc nâng cao tính thẩm mĩ cho tổng thể căn nhà. Như gia tăng vẻ đẹp sang trọng, bề thế và thu hút tài lộc về cho chủ nhà; Nếu bậc tam cấp được thiết kế hợp lí, chuẩn phong thủy.
Từ xa xưa, khi xây dựng nhà ở, ông cha ta đã biết nâng nền cao hơn hẳn so với mặt đất. Điều này xuất phát từ những kinh nghiệm ứng phó với thời tiết nhiệt đới ẩm: Mưa bão mùa hè và ẩm thấp nồm mùa xuân. Bậc tam là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông các hoạt động trong và ngoài ngôi nhà. Vì sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để làm lối đi ra đi vào, đi lên đi xuống giữa trong và ngoài nhà nên ông bà ta đã gọi nó là bậc tam cấp.
Tuy nhiên, không phải công trình xây dựng nào bậc tam cấp trước nhà cũng có 3 bậc. Mà được xây với số bậc nhiều hơn như 5, 7, 9; Và tuân theo quy luật “thiên – địa – nhân” trong đất trời. Con người chính là một trong 3 yếu tố đó.
Ngoài ra, có nhiều người còn nhầm lẫn “Thiên-Địa-Nhân” với ” Sinh Lão Bệnh Tử”. Tuy nhiên, “Thiên-Địa-Nhân” là cách tính bậc thềm trước nhà. Còn ” Sinh Lão Bệnh Tử” chỉ áp dụng trong cách tính bậc cầu thang lên xuống trong nhà. Như vậy là Quý khách đã có câu trả lời cho câu hỏi bậc tam cấp nên làm mấy bậc. Số bậc tùy thuộc vào chiều cao từ sân lên đến nền nhà. Tuy nhiên, luôn phải tính sao cho số bậc phải là lẻ.
Trước hết ta cần hiểu cách đếm bậc chuẩn nhất. Đặt bậc 1 cao hơn sân và bậc 3 thấp hơn sàn nhà. Khi đó, đây là cách duy nhất giữ cho đủ 3 bậc tam cấp.
Thay vì 3 bậc như truyền thống, chủ nhà có thể xây dựng 5 bậc đại diện cho Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Và con số 5 rơi vào chữ Sinh mang lại phong thủy tốt. Với những công trình mang tính tôn nghiêm, tâm linh như: đình, chùa thì được thiết kế với số bậc là 7 hoặc 9.
Sau khi xác định đúng số bậc mong muốn, ta đi và đo kích thước chuẩn. Chiều cao và rộng của mỗi bậc sẽ phụ thuộc vào độ lớn của công trình. Xây bậc tam cấp phải là số lẻ. Thiết kế sao cho bậc tam cấp phải phù hợp để đi lại, chống trơn, trượt vào trời mưa. Độ dốc phù hợp cho việc di chuyển.
– Theo kích thước chuẩn thì chiều cao của bậc tam cấp thông thường từ 15 – 18cm. Nếu ở các công trình công cộng như bệnh viện thì chiều cao được xây dựng thấp hơn. Chỉ khoảng 10 – 12cm để tiện đi lại.
– Chiều rộng của bậc tam cấp thường khoảng từ 20 – 30cm.
– Chiều dài của bậc tam cấp sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sảnh. Đối với những tiền sảnh rộng rãi thì bậc tam cấp cũng phải được thiết kế dài để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Vì thế nó không có công thức nhất định mà sẽ phụ thuộc vào thực tế xây dựng cũng như thiết kế của từng công trình.